-->
Trước khi chọn mua chung cư, bạn nên tìm hiểu về chi phí quản lý chung cư để tránh bị gặp rủi ro hay các bức xúc trong quá trình sinh sống.
Trước khi chọn mua chung cư, bạn nên tìm hiểu về chi phí quản lý chung cư để tránh bị gặp rủi ro hay các bức xúc trong quá trình sinh sống.
Ngày nay, chung cư là giải pháp nhà ở vừa tầm dành cho người có ý định an cư lâu dài tại các thành phố lớn. Trước khi quyết định mua chung cư, bạn nên tìm hiểu về chi phí quản lý chung cư để tránh bị gặp rủi ro hay các bức xúc trong quá trình sinh sống.
Phí quản lý chung cư được quy định và hiện thực hóa rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật: Tại Điều 106 Luật Nhà ở 2014; Điều 30 và Điều 31 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BXD năm 2019 hợp nhất Thông tư về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Các vấn đề chính được quy định trong điều luật này gồm có:
Phí quản lý chung cư được xác nhận theo quy định tại Điều 106 của Luật Nhà ở, được căn cứ vào từng nhà chung cư và trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành. Nếu nhà chung cư chưa tổ chức được hội nghị nhà chung cư lần đầu mà đã được bàn giao đưa vào sử dụng, thì giá dịch vụ quản lý vận hành sẽ do chủ đầu tư quyết định và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán/thuê căn hộ. Sau khi tổ chức hội nghị nhà chung cư, giá dịch vụ sẽ do hội nghị nhà chung cư quyết định dựa trên cơ sở thống nhất với đơn vị quản lý vận hành.
Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy).
Phí quản lý chung cư được tính theo đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng.
Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ, có bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao mà chưa sử dụng.
Một cư dân thông thái cần nắm rõ phí quản lý chung cư gồm những gì để không gặp rủi ro hay các bức xúc trong quá trình sinh sống. Với những cơ sở pháp lý và phân tích trên, phí quản lý chung cư được dùng trong những trường hợp sau:
Chi phí dịch vụ an ninh bảo vệ.
Phí dịch vụ dọn dẹp vệ sinh khu vực chung của chung cư như hành lang, đường nội bộ, thang máy…
Chi phí sử dụng nước để tưới cây trong khuôn viên chung cư.
Chi phí sử dụng điện trong khu vực thang máy, hệ thống sử dụng chung, tiện ích chung của tòa nhà.
Phí sửa chữa thiết bị trong khu vực chung.
Cần nắm rõ phí quản lý chung cư gồm những gì để không gặp rủi ro hay các bức xúc trong quá trình sinh sống.
Phí quản lý chung cư được điều chỉnh cao hay thấp tùy vào mức độ cao cấp của dự án. Thông thường khi ký kết hợp đồng sở hữu căn hộ đã có quy định sẵn. Hoặc thông qua hội nghị nhà chung cư, Ban Quản trị sẽ đưa ra quyết định chung nhất về mức chi phí quản lý đối với căn hộ chung cư.
Chi phí quản lý và vận hành chung cư không còn là vấn đề mới, tuy nhiên trong thời gian gần đây, dư luận bắt đầu quan tâm nhiều hơn. Lý do vì chủ đầu tư, đơn vị quản lý sau khi thu tiền xong lại không làm đúng như thỏa thuận, không công khai minh bạch. Vì vậy, khách hàng nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành chung cư mà mình sắp mua để hạn chế các rủi ro về việc sử dụng phí quản lý.
Về phía đơn vị vận hành, ban quản lý cần có khả năng hoạch định khoa học, quản lý tài chính hợp lý để đảm bảo phí quản lý chung cư được sử dụng đúng mục đích. Trong trường hợp không thể tự lập một ban quản lý, chủ đầu tư có thể tìm đến sự hỗ trợ của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà uy tín. Từ đó, đôi bên có thể phối hợp để giúp cư dân cảm thấy an tâm hơn khi sống tại đây.
Phí quản lý chung cư không rõ ràng là một trong những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa ban quản lý căn hộ với người dân sinh sống. Để làm giảm thiểu tối đa các hiểu lầm thì ban quản lý cần phải minh bạch các khoản phí.
Để làm giảm thiểu tối đa các hiểu lầm thì ban quản lý cần phải minh bạch các khoản phí.
Về phía cư dân, chủ sở hữu nên nắm rõ công thức tính phí quản lý chung cư chính xác hiện nay. Cụ thể là, đối với tòa nhà chung cư thì chi phí sẽ được tính như sau:
Phí quản lý chung cư = Diện tích thông thủy căn hộ x Giá dịch vụ quản lý |
Trong đó:
Diện tích thông thủy căn hộ là tổng diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, ban công gắn liền với căn hộ, không tích diện tích tường bao quanh căn hộ tường phân chia căn hộ, diện tích sàn có cột trụ và diện tích hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Giá dịch vụ quản lý sẽ được tính trên mỗi mét vuông (m2).
Ngoài những quy định về các yếu tố, cơ sở hình thành nên chi phí quản lý chung cư ở trên, khoản phí này còn được xác định theo khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư đó quy định. Phí quản lý chung cư sẽ được thống nhất và thông qua trong Hội nghị nhà chung cư với sự tham gia của các chủ sở hữu tòa nhà, cư dân – người sử dụng tòa nhà. Ban quản lý tòa nhà chung cư có nhiệm vụ ghi chép lại tất cả những khoản thu, chi trong suốt quá trình hoạt động của tòa nhà.