-->
Hôm nay 7.2, Bộ Xây dựng chủ trì cuộc họp về tín dụng cho bất động sản. Cuộc họp nhằm chuẩn bị trước cho hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Nhà nước vào sáng 8.2.
Liên tục họp, chỉ đạo nhưng vốn vẫn "tắc"
Vào ngày 6.2, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có cuộc họp với các ngân hàng nhằm ghi nhận ý kiến của các đơn vị liên quan để chuẩn bị cho hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Ngay sau cuộc họp này, sáng 8.2, hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản cũng sẽ tiếp tục được tổ chức tại trụ sở Ngân hàng nhà nước.
Trước đó, tại cuộc gặp mặt nhân dịp đầu xuân với Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, cả về phía người bán và người mua.
Ngoài ra, hàng loạt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản của Chính phủ cũng đã được ban hành liên tiếp. Chính phủ cũng đã lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, cho doanh nghiệp và các địa phương với sự tham gia của các bộ, ngành. Tổ công tác vừa qua đã làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp bất động sản lớn để lắng nghe và tìm hướng xử lý khó khăn cho các đơn vị. Tại TP.HCM, lãnh đạo TP cũng đã có nhiều buổi làm việc với doanh nghiệp để lắng nghe các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó tìm kiếm, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ. Điều này cho thấy chưa bao giờ thị trường bất động sản, đặc biệt là tín dụng cho bất động sản lại nóng như lúc này.
Nóng bởi, từ khi Ngân hàng Nhà nước siết cho vay đối với bất động sản đến nay cộng với việc siết trái phiếu doanh nghiệp, lạm phát trên toàn cầu đã khiến cho thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp và các nhà đầu tư đứng trước thực trạng "chết trên đống tài sản". Trong khi bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết với khoảng 40 ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Nên khi thị trường này đóng băng đã tác động đến gần như cả nền kinh tế.
Trước đó, tại cuộc gặp mặt nhân dịp đầu xuân với Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, cả về phía người bán và người mua.
Ngoài ra, hàng loạt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản của Chính phủ cũng đã được ban hành liên tiếp. Chính phủ cũng đã lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, cho doanh nghiệp và các địa phương với sự tham gia của các bộ, ngành. Tổ công tác vừa qua đã làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp bất động sản lớn để lắng nghe và tìm hướng xử lý khó khăn cho các đơn vị. Tại TP.HCM, lãnh đạo TP cũng đã có nhiều buổi làm việc với doanh nghiệp để lắng nghe các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó tìm kiếm, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ. Điều này cho thấy chưa bao giờ thị trường bất động sản, đặc biệt là tín dụng cho bất động sản lại nóng như lúc này.
Nóng bởi, từ khi Ngân hàng Nhà nước siết cho vay đối với bất động sản đến nay cộng với việc siết trái phiếu doanh nghiệp, lạm phát trên toàn cầu đã khiến cho thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp và các nhà đầu tư đứng trước thực trạng "chết trên đống tài sản". Trong khi bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết với khoảng 40 ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Nên khi thị trường này đóng băng đã tác động đến gần như cả nền kinh tế.
Dù liên tục có các cuộc họp, chỉ đạo... nhưng lãnh đạo nhiều doanh nghiệp chia sẻ, dòng vốn trên thị trường vẫn đang "tắc". Trong bối cảnh lãi suất cao, thị trường bị mất niềm tin, pháp lý bị vướng mắc, ngân hàng siết dòng tiền… đã gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp bất động sản. Điều này dẫn đến hệ lụy khác là khách hàng không được ngân hàng giải ngân để thanh toán, ảnh hưởng nguồn thu và có khả năng không kịp chi trả các khoản gốc/nợ lãi và trái phiếu sắp đến hạn của doanh nghiệp.
Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ gây rủi ro, làm mất thanh khoản hàng loạt doanh nghiệp và gây khó khăn đến không chỉ nhiều khách hàng, nhà đầu tư mà còn tác động xấu đến nhà thầu, nhà cung cấp, người lao động… Song song đó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội. Các tập đoàn bất động sản lớn cũng không ngoại lệ khi đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Đồng loạt kiến nghị tháo gỡ về vốn
Để giúp các doanh nghiệp bất động không bị suy thoái, mất đà phát triển, các doanh nghiệp bất động sản đồng loạt kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng được phép tái cơ cấu/gia hạn/ân hạn các khoản nợ đến hạn trong 3 năm và không bị chuyển nhóm nợ làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng giảm lãi, phí đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Không những vậy, ảnh hưởng của Covid-19 trong 2 năm qua và việc xáo trộn thị trường trái phiếu cùng với việc thắt chặt tiền tệ đã bào mòn sức lực của các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ đưa lãi suất về mức phù hợp sẽ giúp hồi phục thị trường, giúp các doanh nghiệp bất động sản tăng sức chịu đựng, có thời gian tháo gỡ được pháp lý dự án và tiếp tục phát triển.
Một kiến nghị nữa là gia hạn kỳ hạn của trái phiếu doanh nghiệp cho các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng với thời hạn tối đa 3 năm để "giảm áp lực và tăng niềm tin" cho thị trường. Tái cơ cấu nợ vay của các cá nhân vay để mua bất động sản mà nguồn trả lãi được hỗ trợ từ chủ đầu tư và xem xét việc giảm lãi suất cho vay với các khách hàng cá nhân.
Chính phủ có các phương án kịp thời để hỗ trợ giải quyết tận gốc các vướng mắc pháp lý do các luật chồng chéo, định giá tiền sử dụng đất theo hệ số K đơn giản, minh bạch để các dự án có thể tiếp tục triển khai nhanh, tiết giảm chi phí giúp hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án, giao nhà cho khách hàng và trả nợ cho các tổ chức tín dụng, trả các khoản trái phiếu cũng như tạo hàng ngàn công ăn việc làm khi các công trình đưa vào vận hành khai thác.
Đình Sơn (Thanh Niên)