-->
Dù tình hình giá đất hiện nay giảm mạnh so với giai đoạn cao điểm, nhưng lượng giao dịch rất ít, thị trường đất nền trầm lắng kéo dài.
Dù tình hình giá đất hiện nay giảm mạnh so với giai đoạn cao điểm, nhưng lượng giao dịch rất ít, thị trường đất nền trầm lắng kéo dài.
Bộ Xây dựng với Quốc hội khẳng định tình hình giá đất hiện nay giảm mạnh. Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu phát triển DKRA Việt Nam cho biết, thị trường đất nền chung gần như không có giao dịch mua bán nào trong tháng 7/2021 do giãn cách xã hội.
Thị trường đất nền chung gần như không có giao dịch mua bán nào trong tháng 7/2021 do giãn cách xã hội.
Giá đất giảm 10-20% sau cơn sốt đầu năm
Sau cơn sốt đất tại một số địa phương hồi đầu năm nay, báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Xây dựng cho biết thị trường đất nền đã được kiểm soát. Mặc dù tình hình giá đất hiện nay đã giảm 10-20% so với thời kỳ cao điểm, nhưng lượng giao dịch vẫn thấp.
Theo báo cáo thị trường quý II của trang thông tin Batdongsan (PropertyGuru Việt Nam), lượng quan tâm đất nền trên các chợ trực tuyến lao dốc. Bắc Giang (49%), Bắc Ninh và Hà Nam (46%), Vĩnh Phúc (38%), Đà Nẵng (36%), Quảng Nam (35%). Ngoài ra, mức độ quan tâm tại các khu vực phía Nam gồm Bình Dương, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đều giảm.
Từ nửa cuối tháng 4, thị trường bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt cho đến khi dịch Covid-19 lần 4 bùng phát. Dịch bệnh đã khiến nhiều người cân nhắc việc chuyển dịch dòng tiền.
Giá bất động sản tại các địa phương có xu hướng tăng nhẹ
Theo Bộ cho biết, giá bất động sản cơ bản ổn định và có xu hướng tăng nhẹ tại một số địa phương. Mức giá nhà thấp tầng và nhà chung cư tăng trung bình khoảng 1-4%.
Giá căn hộ chung cư tại các địa phương tăng nhẹ theo tháng
Giá căn hộ tại TP.HCM và Hà Nội đều tăng do khan hiếm nguồn cung, ít dự án mới được mở bán. So với quý I, mức giá bình quân của các căn hộ tăng khoảng 2%. Một số dự án có mức giá tăng cao hơn bình quân 4-7%.
Việc phát triển nhà ở xã hội tiếp tục gặp khó khăn, cả nước chỉ có thêm 2 dự án mới được cấp phép, đầu tư xây dựng trong nửa đầu năm.
Giá nhà ở riêng lẻ tại dự án ở các địa phương tăng nhẹ so với quý trước. Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai là những địa phương có mức giá bình quân tăng khá cao và đều trong nửa đầu năm 2021. So với quý I, mức giá bình quân tại các địa phương tăng khoảng 3%, một số dự án có mức giá tăng cao hơn bình quân khoảng 5-9%.
Bất động sản cho thuê có xu hướng giảm giá theo quý, bình quân tại các dự án so với quý I khoảng 1-3%. Mặt bằng bán lẻ nhà phố, giá cho thuê giảm từ 10-30% tại các thành phố lớn.
Tổng quan thị trường đất nền hiện tại
Việc giãn cách kéo dài đã ảnh hưởng đến tất cả hoạt động của lĩnh vực bất động sản. Trong tháng 7, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021, thị trường đất nền sơ cấp tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... đều không có nguồn cung mới được chào bán. Lực cầu chung toàn thị trường lao dốc.
Thanh khoản trên thị trường thứ cấp giảm kỷ lục so với giai đoạn trước khi dịch bệnh bùng phát. Một số nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy tài chính, chịu áp lực về lãi vay, chấp nhận cắt lỗ, giảm giá bán hoặc giảm lợi nhuận để thu hồi vốn. Do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến thị trường đất nền TP.HCM và các vùng (tỉnh) phụ cận gần như không có giao dịch mua bán, lần đầu tiên, trong tháng 7/2021. Sự phục hồi của thị trường phụ thuộc vào tốc độ khống chế dịch bệnh ở TP.HCM và các tỉnh thành khác.
3 lý do khiến thị trường đất nền trầm lắng kéo dài:
Lý do thứ nhất, người mua đất nền thường phải đi đến tận nơi xem xét vị trí và hiện trạng khu đất rồi mới quyết định xuống tiền mua. Việc giãn cách để phòng dịch đã đẩy thị trường đất nền thứ cấp lao dốc.
Lý do thứ hai là tâm lý thận trọng của người đầu tư ngay cả khi họ có điều kiện tài chính. Hầu hết mọi người đều có tư tưởng chờ đợi hết giãn cách và quan sát xem thị trường biến động như thế nào.
Lý do thứ ba, nhiều người có điều kiện tài chính đã chuyển dòng tiền sang chứng khoán và chờ thị trường bất động sản hoạt động trở lại sau giãn cách.
Được biết, các phân khúc khác như căn hộ, nhà phố, biệt thự đều gặp nhiều khó khăn trong tháng 7 vừa qua. Một số nhà đầu tư đang vay vốn phải chịu áp lực tài chính vì đến hạn trả nợ mà các khoản thu nhập lại bất ổn định do dịch bệnh. Không ít người phải rao bán giảm giá để thoát hàng.
Tuy nhiên, việc giảm giá của nhà đầu tư thứ cấp chỉ mang tính giảm lợi nhuận kỳ vọng của người bán. Đây là nhóm người bị áp lực tài chính nên phải giảm giá thực để cắt lỗ, thoát hàng. Ngược lại, những người mua đầu tư khác mang tính dài hạn thì vẫn chấp nhận chờ qua dịch.
Nhìn chung, tình hình giá đất hiện nay dù đã giảm nhưng lượng giao dịch vẫn thấp. Phân khúc đất nền sẽ tiếp tục trầm lắng cho đến khi dịch bệnh tại các tỉnh thành được kiểm soát tốt.